Thực hiện kế hoạch công tác năm học 2023 - 2024, ngày 27,28/9/2023 135 sinh viên K47 khoa GDMN đã có một chuyến thăm các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh tại khu vực Đông Bắc
Khi “cuộc đời là những chuyến đi” và “thanh xuân đâu hai lần chớm nở”. Thì ta hãy cùng đi phải trải nghiệm cuộc sống này vơi nhiều màu sắc. Vừa qua, ngày 27,28/9/2023, các bạn sinh viên K47 khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã có cơ hội được tham quan học tập thực tế tại 2 địa điểm đó là Hải Dương (Côn sơn kiếp bạc và đền thờ Chu Văn An ) và Quảng Ninh (bảo tàng Quảng Ninh và vịnh Hạ Long).
Chuyến xe mang biển số thanh xuân của chúng ta khởi hành lúc 6h sáng.
* Địa điểm đầu tiên, đền thờ Chu Văn An
Địa điểm đầu tiên mà các bạn sinh viên dừng chân chính là đền thờ thầy Chu Văn An. Tại đây, cô và trò đã được tham gia lễ dân hương, báo công dâng thầy đầy trang nghiêm, xúc động. Chắp tay cúi mình trước nhân cách cao cả của người thầy vĩ đại, mỗi sinh viên chúng em đều cảm thấy tự hào hơn khi là sinh viên khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Đền thờ thầy Chu Văn An tọa lạc trên núi Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây với phong cảnh tuyệt đẹp, cũng là nơi nhiều người dân đến xin chữ mỗi khi dịp Tết đến xuân về, cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, học hành thi cử đỗ đạt.
Đền thờ chính tọa lạc trên thế đất cao, rộng, theo phong thủy, đây chính là mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kỳ Lân và núi Phượng Hoàng chầu về. Đền được xây dựng theo hình chữ Nhị, kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Nghệ thuật trang trí trong đền theo đề tài tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Các bức y môn sơn son thếp vàng trang trí mỹ thuật theo hình tượng “rồng chầu hoa cúc mãn khai”. Phía trước đền là đôi rồng đá mang phong cách kiến trúc thời Trần…
Hàng năm, tại đền Chu Văn An diễn ra lễ khai bút đầu xuân vào ngày 6 tháng Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính - Học - Thuần - Hành, và 10 chữ Quốc ngữ: Tâm - Đức - Chí - Nghĩa - Trung - Tài - Minh - Trí - Thành - Vinh. Đây là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học. Lễ hội đền Chu Văn An mùa thu diễn ra từ ngày 1 - 25/8 âm lịch (chính hội ngày 25).
*Địa điểm thứ hai, đền Kiếp Bạc
Sau đó, các bạn sinh viên đặt chân tới đó chính là Côn Sơn Kiếp Bạc. Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Có lẽ khi được nghe những trang sử hào hùng của đất nước, ai trong chúng ta cũng đều muốn một lần được chạm đến những giá trị thiêng liêng này. Và thật may mắn cho sinh viên cô và trò khoa GDMN có cơ hội được tham quan và dâng hương ở nơi đây.
Với những ai đã từng đến thăm mảnh đất Hải Dương, không thể không biết đến di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc, đây được coi là một trong số các di tích đặc biệt cấp quốc gia gắn liền với những sự kiện lịch sử đầy oai hùng của dân tộc Việt Nam ta.Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc tại xã Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gắn liền với các chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của dân tộc vào thế kỉ XIII, cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV đồng thời gắn với các vị anh hùng dân tộc, danh nhân lớn như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo. Đến với quần thể Côn Sơn Kiếp Bạc, ta không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây mà còn được tìm hiểu những kiến thức văn hóa lịch sử vô cùng hữu ích về chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc và các đền thờ (đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn). Ngoài chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc, du khách đến với quần thể di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc còn được tham quan đền thờ Nguyễn Trãi - danh nhân văn hóa thế giới, được xây dựng trên khu đất rộng gần 10 nghìn mét vuông, tọa lạc tại chân núi Ngũ Nhạc và đền thờ Trần Nguyên Hãn - đại công thần nhà Lê, cũng là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi với kiến trúc độc đáo, hòa hợp với thiên nhiên, đất trời.
* Địa điểm thứ ba, bảo tàng Quảng Ninh
Tạm biệt Hải Dương, các bạn sinh viên tiếp tục di chuyển đến với Hạ Long (Quảng Ninh). Các bạn sinh viên đã ghé thăm bảo tàng Quảng Ninh. Bên cạnh dáng vẻ hùng vĩ của của non xanh nước biếc làm lòng người xao động thì bảo tàng Quảng Ninh cũng là một địa điểm nổi tiếng được nhiều du khách yêu mến. Đến với bảo tàng cô và trò khoa GDMN cảm thấy choáng ngợp trước sự hoành tráng của nó- “viên ngọc đen huyền bí”. Nơi đây được xem là trung tâm văn hóa chứa đựng nhiều những giá trị về tinh thần của vùng đất mỏ, được đánh giá là viên ngọc đen của Quảng Ninh. Bề ngoài lớp “áo” đen bao trùm khiến cho kiến trúc của bảo tàng trở nên độc đáo hơn bao giờ hết. Đứng trước tấm gương khổng lồ phản ánh biển trời Hạ Long này, chắc chắn rằng không ít khách du lịch phải thốt lên đầy trầm trồ ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Không những thế không gian bên trong của bảo tàng khiến cho những người ghé thăm như chúng em phải choáng ngợp một lần nữa. Bảo tàng Quảng Ninh gồm có tất cả 3 tầng, mỗi tầng sẽ được trưng bày theo một chủ đề riêng biệt.
Tầng đầu tiên của bảo tàng giống như một không gian dành cho thiên nhiên và biển cả. Tại đây, chúng em có cơ hội chiêm ngưỡng bộ xương cá voi khổng lồ, bên cạnh đó là những kiến thức bổ ích về biển cả hay lịch sử tiến hóa dưới đáy đại dương. Tiến lên tầng 2 của bảo tàng là những mô hình hiện vật có giá trị lịch sử trong các giai đoạn. Là sự thay đổi trong đời sống của người dân Quảng Ninh ở từng thời kỳ đều được tái hiện một cách sống động và đặc sắc. Tiếp đến là tầng cuối cùng của bảo tàng- tầng 3. Đây cũng là một tầng rất đặc biệt bởi chúng đã tái hiện lại toàn bộ lịch sử của ngành khai thác than- một trong những biểu tượng đẹp đẽ của người dân Quảng Ninh. Các mô hình mỏ than sống động cùng các biểu tượng trông như thực đã diễn tả một cách chính xác công việc vất vả, nhọc nhằn và đầy nguy hiểm mà người dân Quảng Ninh vẫn theo đuổi bấy lâu nay. Kết thúc ngày thứ nhất với nhiều trải nghiệm tuyệt vời.
Đến với ngày thứ 2. Các bạn sinh viên di chuyển ra cảng để làm thủ tục lên tàu tham quan Vịnh Hạ Long- di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận.
Khi tham quan vịnh Hạ Long địa điểm mà các bạn sinh viên dừng chân xuống tàu ghé thăm đó chính là động thiên cung. Động thiên cung là một địa danh nổi tiếng và là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch. Động nằm trên đảo đầu Gỗ. Bước vào động khiến cho ai nấy cũng phải choáng ngợp trước sự hùng vĩ của những khối thạch nhũ có tuổi thọ hàng trăm năm. Càng đi sâu vào bên trong động ta sẽ càng thêm trầm trồ bởi vẻ đẹp cực kì lộng lẫy, sống động từ các khối thạch nhũ ấn tượng. Những khối đá điêu khắc ở động Thiên cung đều chứng minh về sự trau chuốt mà tạo hóa đã dành tặng cho thiên nhiên nơi đây. Chúng cũng đã được anh hướng dẫn viên của đoàn giải thích tường tận về truyền thuyết của động Thiên cung- truyền thuyết liên quan đến vua Rồng xưa.
Sau khi ra khỏi động các bạn sinh viên tiếp tục lên tàu để di chuyển và chiêm ngưỡng vẻ đẹp được kiến tạo bởi địa hình karst tiêu biểu là: hòn Trống Mái, hòn Đỉnh hương- biểu tượng cho du lịch Hạ long. Khi được tận mắt nhìn thấy nó ta mới thấy rằng thiên nhiên thật ưu ái cho nơi đây một tuyệt tác mà khiến em thêm phần tự hào về đất nước xinh đẹp của mình. Địa điểm đó cũng chính là địa điểm cuối cùng khép lại chuyến tham quan, cả đoàn ăn trưa trên tàu và di chuyển vào đất liền. Kết thúc chuyến tham quan thực tế dù chỉ 2 ngày một đêm nhưng đã mang lại nhiều những kỉ niệm đẹp và cảm xúc có lẽ các bạn sinh viên K47 khoa GDMN sẽ không bao giờ quên của thời sinh viên của mình.
Khổng Thị Ngọc Ánh - K47 GDMN.TA
🌺 Hòa chung niềm vui chào đón năm học mới đầy hứng khởi!Ngày 2/10/2024, tại hội trường A1, trong không khí rộn ràng của
02/10/2024
[RỘN RÀNG KHÔNG KHÍ CHÀO ĐÓN TÂN SINH VIÊN K50 NHẬP HỌC] 🌟
06/09/2024
💖 Hành trình khép lại, thanh xuân ở lại mãi trong tim!
24/05/2024
NGÀY HỘI HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO 2024: LAN TỎA YÊU THƯƠNG – GIEO MẦM HY VỌNG
13/04/2024
Ngày 09/10/2023, khoa GDMN tổ chức chương trình chào tân sinh viên K49 với chủ đề "Ngày hội bản sắc dân tộc" năm học 2023
09/10/2023
Thực hiện kế hoạch công tác năm học 2023 - 2024, từ ngày 11-16/9/2023 95 sinh viên khoa GDMN đã có một chuyến thăm các di tích
16/09/2023
Cuộc thi “NHỊP ĐIỆU TUỔI TRẺ ” năm học 2023 - 2024 Khoa Giáo dục Mầm non đã thành công tốt đẹp
01/03/2023
KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM (09/01/1950 - 09/01/2023) |
09/01/2023
Hoạt động tham quan học tập thực tế ngoại khóa là một hoạt động quan trọng, bổ ích và có ý nghĩa thiết thực trong
25/09/2022